• Home  / 
  • E books  / 

Sách Phật giáo hiện đại hay nên đọc – Gia Tài Của Người Tỉnh Thức – TG Minh Thạnh

 * Sách thực hành Phật Pháp hiện đại * 

Gia Tài Của Người Tỉnh Thức

 * Thực tập kham nhẫn * 

Nhà xuất bản Đàm Linh Thất - Tác giả TG Minh Thạnh

More...

       Cách đây hơn 2550 năm, có một chàng trai trẻ, con vua Suddhodana Gotama và hoàng hậu Mahà Màyà, đã quyết định từ bỏ đời sống thế tục, sống đời xuất gia học đạo từ năm 29 tuổi, đó là thái tử Siddhattha. Chàng trai trẻ này có cơ hội trở thành vua và là chồng của nàng Yasodharà xinh đẹp. Nhưng chàng trai này có một lý tưởng rất lớn, một lý tưởng làm chấn động, đó là xuất gia học đạo vì chàng cho rằng, bất kỳ ai cũng mong cầu hạnh phúc, nhưng hạnh phúc ở thế gian thật mong manh, sinh ra rồi đến lúc cũng phải già, già thì phải bệnh và bệnh rồi lại chết, đau khổ triền miên, nên chàng muốn tìm đạo giải thoát, con đường mà ở đó chỉ có hạnh phúc chân thật vĩnh cữu.

       Và chàng trai trẻ ấy một lòng cất bước ra đi, bỏ lại sau lưng danh vọng tột bực, tiền tài tột bực, sự hưởng thụ tột bực. Nói về quyền hành, có quyền hành nào lớn bằng quyền hành của một vì vua mà chàng chắc chắn nắm trong tay. Nói về tài sản, có tài sản nào lớn bằng tài sản của một vì vua mà chàng chắc chắn sở hữu. Nói về tình cảm, có sự hưởng thụ nào to lớn bằng sự hưởng thụ của một vì vua mà chàng chắc chắn trải qua. Ấy vậy mà chàng buông bỏ tất cả, dứt khoát ra đi, như một cái phẩy tay, không một sự nuối tiếc nào, không một sự ngoảnh mặt nào. Chàng lìa bỏ năm món dục lạc của thế gian, đi vào chốn sơn lâm, khoác áo cà sa, cắt bỏ râu tóc, thành người xuất gia, cầu đạo giải thoát. Một quyết định hết sức dũng cảm, không phải mấy ai cũng có thể làm được, trong khi trong tay đã có sẵn đầy đủ các phương tiện để hưởng thụ.

​       Chàng trai trẻ ấy sau này đã tìm ra con đường giải thoát, tu thành đạo trở thành người tỉnh thức mà chúng ta cung kính gọi Ngài là Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.

​       Chúng ta học được những gì từ cuộc đời của Ngài và sẽ áp dụng những bài học đó trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta như thế nào cho đúng với chánh pháp? Mời Quý vị xem sách.

Còn chờ gì nữa?

Mua E book ngay

                 

Về tác giả: TG Minh Thạnh là một thiền giả chuyên nghiên cứu và thực hành Phật Pháp . Thầy đã xuất bản rất nhiều sách chia sẻ về các phương pháp thực tập Phật Pháp phù hợp trong đời sống hiện đại. Ngoài ra Thầy còn điều hành blog Đàm Linh ThấtThiền Vipassana Bhavana NARADA

Trong sách này tác giả đề cập đến những vấn đề sau:​

  • Gia tài của Phật không phải là cung vàng điện ngọc hay những kiến thức của thế gian mà là cái thấy về sự thật, về con đường chấm dứt khổ đau, về hạnh phúc đích thực trong đời sống hiện tại và tương lai. Những kinh nghiệm tu học và tuệ giác của Phật chính là gia tài để lại cho con cháu về sau. Bao nhiêu châu báu trong gia tài, bao nhiêu tinh hoa của tuệ giác, Phật san sẻ hết cho chúng sinh không mệt mỏi, thậm chí đến cuối đời, Phật vẫn tiếp tục làm công việc của một người đã tỉnh thức, độ cho người chưa kịp tỉnh thức. Ân đức này không thể nào kể siết. Đó là sự cứu mạng, thế gian gọi là cứu nhân độ thế, người tu gọi là vượt thoát tử sinh.
  • Phật minh chứng cho mọi người thấy bất cứ ai cũng có thể thành Phật, tức là có thể giác ngộ. Phật nói, Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành. Câu này cũng minh chứng, tự tu thì tự ngộ, không có sự tu dùm và không có cái gọi là nương tựa vào năng lượng tu của người khác để giúp mình thành Phật. Nếu mình biết tu, mình sẽ có an lạc, đến lúc nào đó mình thành Phật. Gia tài của Phật đã có sẵn, mình hưởng hoài không hết, vấn đề là mình có biết dấn thân, có biết thực tập hay không.
  • Dù đánh đổi cả núi châu báu Tu Di cũng không thể nào tiếp cận và thực chứng được gia tài của Phật nếu bản thân không có sự hành trì và tinh tấn. Là Phật tử, mình phải là đứa con có hiếu, muốn vậy, mình sử dụng gia tài của Phật một cách đúng đắn, mang lại cho mình chất liệu của sự hành trì và chất liệu của sự giải thoát.
  • Vậy có thể nói, gia tài của Phật không chỉ đơn thuần là các bài kinh, các phương tiện, các pháp môn hay hình ảnh của Phật, mà gia tài của Phật chính là mình, mình là Phật tử, là con Phật, là sự tiếp nối của Phật. Mình có Phật tính và Phật tính là gia tài Phật phát hiện và để lại. Nếu mình tu, mình làm cho Phật tính trong mình được duy trì, phát triển và bền vững, đến lúc mạnh mẽ mình sẽ giác ngộ. Mình hãy đem tâm tu ra mà trả hiếu cho Phật. Giữ gìn gia tài của Phật là biết giữ giới, biết thiền tập, biết phát khởi tuệ giác, biết hành trì giáo pháp như Phật và tất cả chư Phật đã hành trì.

QUÝ ĐỌC GIẢ TẠI VIỆT NAM MUA E BOOK TẠI ĐÂY

NỘI DUNG SÁCH

1. Thực tập buông bỏ - Đường ta đi thênh thang rộng mở

  • Thái tử Siddhattha buông bỏ đời sống thế tục
  • Buông bỏ
  • Buông bỏ ý niệm
  • Buông tất cả được tất cả
  • Buông bỏ quá khứ, tương lai và kể cả hiện tại
  • Buông bỏ những tri giác sai lầm
  • Buông bỏ những nội kết
  • Thiền buông bỏ
  • Kinh buông bỏ ân ái

2. Thực tập thiền - Dưới cội bồ đề một đóa bình yên

  • Sa môn Gotama ngồi thiền dưới cội bồ đề
  • Thiền Minh Sát Tuệ
  • Thiền quán tứ niệm xứ
  • Quán không
  • Con đường trung đạo

3. Thực tập tự độ và độ tha - Gia tài của Người Tỉnh Thức

  • Đức Phật để lại gia tài
  • Tự thắp đuốc lên mà đi – Tự độ
  • Kinh hải đảo tự thân
  • Dang rộng đôi tay ôm lấy muôn loài – Độ tha
  • Sống dễ thương với con tim
  • Tự lực và tha lực
  • Tu là đang hoằng pháp
  • Đem tâm tu mà cúng dường chư Phật

4. Thực tập kham nhẫn - Hãy là bậc chân tu

  • Kinh thầy thuốc và bệnh nhân
  • Dư luận chống đối Phật tại Ràjagaha
  • Kệ nhẫn ba la mật
  • Tranh chấp giữa hai xứ Sàkya và Koliya
  • Kệ im lặng sấm sét
  • Ngoại đạo dùng cô Cincà vu cáo Phật
  • Thực tập nhẫn là thực tập bố thí
  • Cô Sundarì bị giết chôn tại Jetavana để vu cáo Phật
  • Hãy là bậc chân tu
  • Devadatta âm mưu ám sát Phật
  • Kinh dễ thương
  • Trái tim không biên giới
  • Kệ hành xử văn minh
  • Thiền im lặng

5. Thực tập tỉnh thức - Giác ngộ không phải là vấn đề của năm tháng

  • Phật dạy Rahùla giữ chánh niệm khi đi khất thực
  • Phật dạy cách tập sống một mình nơi thanh vắng
  • Phật thuyết kinh: Người biết sống một mình
  • Phật không từ đâu tới và không đi về đâu
  • Phật dạy cách xây dựng hạnh phúc: Kinh phước đức
  • Kệ tỉnh thức
  • Phật dạy nương tựa tự tính Tam Bảo
  • Niệm Phật là trở về tánh giác
  • Thực tập chánh niệm
  • Tỉnh thức tập thể
  • Giác ngộ không phải là vấn đề của năm tháng​

QUÝ ĐỌC GIẢ KHÔNG Ở VIỆT NAM NGOÀI E BOOK CÓ THỂ MUA SÁCH IN 

Leave a comment: