Tâm DI LẠC

Tâm Di Lạc https://dieunhung.com
bột ngũ cốc thảo mộc Kokkoh https://dieunhung.com

1. Thưa các vị đồng tu, tâm thường xuyên thực tập hòa bình nên tràn đầy năng lượng hòa bình. Nếu các vị luôn tâm niệm đem tới sự hòa giải cho muôn loài, đem tới sự bình yên cho muôn loài, đem tới sự hòa hợp cho muôn loài, các vị đang có tâm Di Lạc. Buổi sáng, buổi trưa và buổi tối, những suy nghĩ, lời nói và hành động đều mang tới hòa giải, bình yên và hòa hợp, các vị đại diện cho Di Lạc đem hòa bình khắp muôn nơi. Hòa bình không nằm ở quá khứ hay tương lai mà trong hiện tại, trong giây phút ngọt ngào của hiện tại, một khi các vị thực sự có mặt trong giây phút hiện tại và nhận diện những gì đang diễn ra trong hiện tại một cách đơn thuần.

2.  Hoan hỷ là chấp nhận một cách nhẹ nhàng tất cả những gì đang xảy ra, nhất là đối với việc thiện lành. Bản thân và những người khác làm việc thiện lành là điều các vị có thể thực tập tâm hoan hỷ, tức là vui vẻ lành mạnh. Hoan hỷ với việc làm thiện lành là đem sự cung kính đến tâm thiện lành. Di Lạc là biểu hiện của sự khiêm cung tột cùng, nên trong mọi hoàn cảnh vẫn giữ tâm bình thản, không sợ hãi và chùn bước. Thường xuyên thực tập hoan hỷ là Di Lạc đang có mặt cho các vị.

Tâm thực tập hòa bình là Tâm Di Lạc https://dieunhung.com

Tâm thực tập hòa bình là Tâm Di Lạc

3. Tâm từ là tình thương đối với bản thân, mọi người và chúng sinh không phân biệt. Tình thương là nhu cầu có thật nhưng đó không phải là nghĩa vụ mà là quyền lợi. Tâm từ không tự nhiên biểu hiện mà phải thực tập, phát triển và lớn dần lên nên thực tập tâm từ là một quá trình lâu dài, đòi hỏi tinh tấn miên mật. Di Lạc là tâm từ dàn trải, là tình thương rộng lớn nên tình thương đi tới đâu, Di Lạc có mặt tới đó. Nhờ tâm từ chúng ta được tiếp nối trong tình yêu thương rộng khắp, mọi thứ đều chan hòa, an lành và mát mẻ.

4. Tâm bình đẳng là tâm Di Lạc, xem mọi thứ trên đời đều bình đẳng, không có bất kỳ sự phân biệt nào. Bình đẳng không có nghĩa là giống nhau mà mọi thứ biểu hiện ra theo đúng sự kết hợp của các nhân tố tạo nên chúng. Di Lạc yêu thương chúng sinh vô điều kiện, không đòi hỏi, không ký hợp đồng, không giao kèo nên bình đẳng này rất vô lượng, không thể nghĩ bàn. Bình đẳng là điều rất tự nhiên, đến với các vị nhẹ nhàng như hơi thở. Chỉ cần buông bỏ những ý niệm, bình đẳng sẽ bung ra và tính chất luyến ái phai nhạt dần.

Tâm bình đẳng là Tâm Di Lạc https://dieunhung.com

Tâm bình đẳng là Tâm Di Lạc

5. Tâm không kỳ thị là tâm không bị che đậy bởi những tư niệm mà nguyên nhân của chúng là dục kết, sân nhuế, ngu si và lợi dưỡng. Dục khiến các vị bị che đậy bởi vẻ hào nhoáng bên ngoài của các đối tượng mà không thấy tính vô thường của chúng, do đó kỳ thị phát khởi. Buông bỏ dục, kỳ thị sẽ không còn. Sân giận khiến các vị bị che đậy bởi các đối tượng không thỏa mãn tiêu chuẩn mà không thấy nguyên nhân của chúng, do đó kỳ thị phát khởi. Buông bỏ sân giận, kỳ thị sẽ không còn. Ngu si khiến các vị bị che đậy bởi các đối tượng không lành mạnh mà không thấy nguy hại của chúng ở hiện tại và về sau. Buông bỏ ngu si, kỳ thị sẽ không còn. Lợi dưỡng khiến các vị bị che đậy bởi các đối tượng gây mê mờ hoặc thỏa mãn ảo mà không thấy đau khổ ngủ ngầm, do đó kỳ thị phát khởi. Buông bỏ lợi dưỡng, kỳ thị sẽ không còn. Tâm Di Lạc là tâm không còn dục kết, không còn sân nhuế, không còn ngu si và không còn lợi dưỡng.

6. Vô úy thí là cho đi sự không sợ hãi hay bình an. Cuộc đời các vị là chuỗi ngày dài của sự sợ hãi nên phiền não rất nhiều. Chỉ cần buông bỏ sợ hãi là đã bình an. Thấy rõ tính vô thường, vô ngã, Tứ diệu đế, Bát chánh đạo, duyên sinh... và ứng dụng chúng vào đời sống hàng ngày, dần dần những nỗi sợ sẽ tan biến đi, bình an sẽ lên ngôi. Lúc này các vị đã bố thí sự không sợ hãi cho bản thân. Tiếp theo các vị hướng sự không sợ hãi đó đến chúng sinh và cầu mong chúng sinh không còn sợ hãi, mọi sự sợ hãi đều tan nát như vi trần. Cách hay nhất là hướng dẫn chúng sinh buông bỏ nỗi sợ để có thể bình an và hòa bình. Tâm Di Lạc là tâm không sợ hãi.

Tâm Di Lạc là tâm không sợ hãi https://dieunhung.com

Tâm Di Lạc là tâm không sợ hãi

7. Rải sự bình an chính là hồi hướng bình an đến cho bản thân và chúng sinh. Thế giới ngày càng bất an, mười phương loạn lạc cả mười phương, nên chỉ cần một chút bình an cũng đủ an ủi phần nào. Sau khi hành thiền, niệm Phật, tụng kinh, làm từ thiện, các vị có nhiều bình an thì đừng quên rải sự bình an đó đến muôn loài. Bình an có sức lan tỏa như ngồi bên mẹ, chúng ta thấy bình an vì mẹ chính là bình an. Chúng ta có khả năng làm mẹ tức là có khả năng của sự bình an.

8. Ngoài đủ ăn đủ mặc, chúng sinh ai cũng muốn thịnh vượng, nhưng thịnh vượng về của cải vật chất có thể làm hao mòn đất mẹ trong khi thịnh vượng về tình thương giúp các vị sống sót qua những trận đòn của khổ đau. và giúp cho đất mẹ thêm màu mỡ. Chúng ta có thể không giàu có về vật chất nhưng đừng bao giờ để thiếu thốn tình thương. Tình thương giúp chúng ta đủ sống nếu không muốn nói là dư dả. Sống vì hạnh phúc đích thực thì đáng sống, không gì cần thiết hơn thế.

Tâm thực tập tình thương là Tâm Di Lạc

9. Còn sống ngày nào, chúng ta cho đi tất cả những gì có thể. Cho đi không mệt mỏi đến tận cùng cũng chưa thôi. Nhưng nên nhớ đừng bao giờ cho đi khổ đau mà hãy cho đi hạnh phúc. Những gì cho đi, dù không muốn, nó cũng sẽ quay trở lại, tươi mới và mạnh mẽ hơn, nên càng cho đi hạnh phúc, hạnh phúc sẽ quay lại với các vị, đẹp đẽ và cao thượng hơn. Di Lạc luôn cho đi niềm hoan hỷ, tâm Di Lạc là tâm ban phát sự hoan hỷ.

10. Hạnh kham nhẫn là sự thực tập của bậc chân tu. Kham nhẫn bên ngoài gọi là im lặng hùng tráng và kham nhẫn bên trong gọi là im lặng sấm sét. Thời đại ngày nay rất khó tham nhẫn do người đời cứ chạy theo các đối tượng của sáu căn nên kham nhẫn để thấy không gì đáng để chạy theo. Các vị thực tập kham nhẫn tức là các vị đang hành tâm Di Lạc vì Di Lạc kham nhẫn trong mọi hoàn cảnh, dù cho đó là hoàn cảnh mang tính hạnh phúc hay hoàn cảnh mang tính khổ đau.

NAM MÔ HÒA BÌNH TAM THẾ DI LẠC PHẬT (3 LẦN)

Leave a comment: